Hiện nay nhụa đã quá phổ biến trông cuộc sống. Ví dụ khi bạn coi tivi, dùng máy pc, đi xe oto hay máy bay thì bạn đều dùng nhựa. Hoặc khi bạn đi mua sắm đều dựa vào các túi nhựa PE để đựng sản phẩm. Vậy con người đã quá phụ thuộc vào nhựa chăng. Nhựa là gì và nhựa làm từ gì? Do đó bài viết này sẽ đi tìm hiểu tất tần tật về nhựa.
Nhựa là gì?
Nhựa hay còn có tên tiếng anh quen thuộc là plastic. Nó là một loại vật liệu chất dẻo vô cùng linh hoạt. Nên được dùng làm nguyên liệu của mọi vật dụng ứng dụng khác nhau.
Nhựa thông thường có tỷ trọng tương đối thấp. Nên các sản phẩm từ nhựa có tính cạnh tranh hơn về trọng lượng.
Bạn có biết loại nhựa được sản sinh ra đầu tiên mà con người tìm thấy là từ tự nhiên không? Đó chính là nhựa cao su từ các cây cao su đó.
-> Và nhựa ngày nay được để chế tạo các sản phẩm nhà cửa đời sống như bàn, ghế, vỏ máy, túi nilong, màng film và các ống nước.
Các hạt nguyên liệu nhựa ngày nay được tổng hợp từ nhiều nguôn khác nhau (thậm chí từ muối). Nhưng chủ yếu đều từ hoạt động phân tách dầu mỏ.
Lịch sử về Nhựa
Lịch sử của nhựa phát triển từ những đầu năm 1800. Mục đích ban đầu là để thay thế các loại nguyên liệu quý hiếm như ngà voi và mai rùa.
Và con người đã tạo ra nhựa tổng hợp từ cellulose ( được tìm thấy trong cây và thực vật ). Bằng cách gia nhiệt vào Cellulose với các hóa chất để tạo ra 1 loại nhựa tổng hợp cực kì bền.
Thuật ngữ về “nhựa“
Plastic là một “chuỗi” các hạt phân tử được liên kết lại với nhau. Mỗi “chuỗi” được gọi là các polymers. Chính vì thế đa số các loại nhựa đa phần đều bắt đầu với từ “poly”, như là poylethylene, polypropylene.
Từ “plastic” được dựa vào tiếng Hy Lạp “plastikos” có nghĩa là nguyên liệu có thể đúc thành sản phẩm dễ dàng. Do đó khi nhắc đến nhựa thì chúng ta liên tưởng ngay đến độ dẻo và độ đa dạng của nó.
Hiện nay thậm chí các máy in 3d đều có nguyên liệu hoàn toàn bằng nhựa để vẽ ra các sản phầm hình dạng khác nhau. Ngoài ra nhựa được sản xuất thành nhiều dạng khác nhau từ màng mỏng đến các hình dáng tấn miếng, chai hộp ống các loại…
Ngoài ra thuật ngữ nhựa chuyên nghành rất đa dạng để tìm hiểu thêm đọc bài viết về các từ ngữ chuyên nghành nhựa tại đây.
Công dụng của nhựa
Đọc thêm các ứng dụng của nhựa chi tiết hơn tại đây.
Tính chất
- Hầu hết các loại nhựa đều có một mức cản nhiệt và cách điện tốt. Nhưng vẫn có một số được thay đổi để dẫn điện khi cần thiết.
- Chúng có khả năng chống ăn mòn đối với nhiều chất tấn công các vật liệu khác, làm cho chúng bền và thích hợp để sử dụng trong môi trường khắc nghiệt
- Một số trong suốt, làm cho các thiết bị quang học trở nên khả thi.
- Chúng có thể dễ dàng được đúc thành các hình dạng phức tạp, cho phép các vật liệu khác được tích hợp vào các sản phẩm nhựa và làm cho chúng trở nên lý tưởng cho một loạt các chức năng.
- Hơn nữa, nếu các tính chất vật lý của một loại nhựa nhất định không hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu quy định, sự cân bằng các tính chất của nó có thể được sửa đổi bằng cách bổ sung chất độn gia cường, màu sắc, chất tạo bọt, chất chống cháy, chất làm dẻo, v.v., để đáp ứng nhu cầu của ứng dụng cụ thể.
Phân loại nhựa
Có nhiều cách để phân loại nhựa và theo mỗi cách khác nhau, nhựa cũng được phân thành các loại khác nhau.
- Ngoài ra một số hãng phân phối nhựa còn phân biệt theo hiệu ứng của polyme đó và chia từng khung nóng chảy melting indicator (MI). Một số nơi thì lại phân loại theo ứng dụng như Polymer có thông dụng hay là nhựa kỹ thuật hoặc chuyên dụng khác.
Đối với người bình thường thì có thể nhìn ký hiệu trên sản phẩm để phân loại đọc bài viết dưới để hiểu rõ hơn
Cách dễ nhất để xác định loại nhựa.
Và cách phân biệt nhựa dễ dàng nhất là dùng lửa. Nhựa cũng như vàng đều dùng lửa để thử.
Nếu bạn muốn xác định loại nhựa chỉ cần cắt một miếng mẫu và đốt nó. Sau đó quan sát màu sắc khi cháy, mùi và cách cháy có thể xác định được tương đối đó là loại nhựa nào..
Các loại nhựa phổ biến:
- Polyethylene – PE
- Polypropylene – PP
- Polyethylene terephthalate – PET
- Polyvinyl Clorua – PVC
Bảng so sánh chi tiết các loại plastic.
Tất tần tật về nhựa đều có trong bảng tổng hợp này của phú an. Hãy cho 1 like và share cho bài viết hữu ích này nhé!
LOẠI POLYMER | TỶ TRỌNG (G/CM3) |
ĐỘ KẾT TINH |
GLASS TRANSITION TEMPERATURE (°C) |
NHIỆT ĐỘ KẾT TINH (°C) |
DEFLECTION TEMPERATURE AT 1.8 MPA (°C) |
---|---|---|---|---|---|
THERMOPLASTICS |
|||||
CARBON-CHAIN | |||||
HIGH-DENSITY POLYETHYLENE (HDPE) | 0.95–0.97 | Cao | –120 | 137 | — |
LOW-DENSITY POLYETHYLENE (LDPE) | 0.92–0.93 | Trung Bình | −120 | 110 | — |
POLYPROPYLENE (PP) | 0.90–0.91 | Cao | −20 | 176 | — |
POLYSTYRENE (PS) | 1.0–1.1 | nil | 100 | — | — |
ACRYLONITRILE-BUTADIENE-STYRENE (ABS) | 1.0–1.1 | nil | 90–120 | — | — |
POLYVINYL CHLORIDE, UNPLASTICIZED (PVC) | 1.3–1.6 | nil | 85 | — | — |
POLYMETHYL METHACRYLATE (PMMA) | 1.2 | nil | 115 | — | — |
POLYTETRAFLUOROETHYLENE (PTFE) | 2.1–2.2 | Vừa – Cao | 126 | 327 | — |
HETEROCHAIN | |||||
POLYETHYLENE TEREPHTHALATE (PET) | 1.3–1.4 | Vừa | 69 | 265 | — |
POLYCARBONATE (PC) | 1.2 | Thấp | 145 | 230 | — |
POLYACETAL | 1.4 | Vừa | –50 | 180 | — |
POLYETHERETHERKETONE (PEEK) | 1.3 | nil | 185 | — | — |
POLYPHENYLENE SULFIDE (PPS) | 1.35 | Vừa | 88 | 288 | — |
CELLULOSE DIACETATE | 1.3 | Thấp | 120 | 230 | — |
POLYCAPROLACTAM (NYLON 6) | 1.1–1.2 | Vừa | 50 | 210–220 | — |
THERMOSETS* |
|||||
HETEROCHAIN | |||||
POLYESTER (UNSATURATED) | 1.3–2.3 | nil | — | — | 200 |
EPOXIES | 1.1–1.4 | nil | — | — | 110–250 |
PHENOL FORMALDEHYDE | 1.7–2.0 | nil | — | — | 175–300 |
UREA AND MELAMINE FORMALDEHYDE | 1.5–2.0 | nil | — | — | 190–200 |
POLYURETHANE | 1.05 | low | — | — | 90–100 |
POLYMER FAMILY AND TYPE | TENSILE STRENGTH (MPA) |
ELONGATION AT BREAK (%) |
FLEXURAL MODULUS (GPA) |
SẢN PHẨM VÀ ỨNG DỤNG TIÊU BIỂU | |
THERMOPLASTICS |
|||||
CARBON-CHAIN | |||||
HIGH-DENSITY POLYETHYLENE (HDPE) | 20–30 | 10–1,000 | 1–1.5 | Bình sữa, dây và cáp cách điện, đồ chơi, thùng rác | |
LOW-DENSITY POLYETHYLENE (LDPE) | 8–30 | 100–650 | 0.25–0.35 | Bao bì đóng gói, túi pe túi siêu thị, màng nông nghiệp | |
POLYPROPYLENE (PP) | 30–40 | 100–600 | 1.2–1.7 | chai lọ, hộp đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em | |
POLYSTYRENE (PS) | 35–50 | 1–2 | 2.6–3.4 | dụng cụ ăn uống, nhà bếp hộp xốp đựng thức ăn | |
ACRYLONITRILE-BUTADIENE-STYRENE (ABS) | 15–55 | 30–100 | 0.9–3.0 | Vật dụng nhà cửa, mũ bảo hiểm,phụ kiện đường ống | |
POLYVINYL CHLORIDE, UNPLASTICIZED (PVC) | 40–50 | 2–80 | 2.1–3.4 | ống nước, ống dẫn vách ngăn, khung cửa sổ | |
POLYMETHYL METHACRYLATE (PMMA) | 50–75 | 2–10 | 2.2–3.2 | cửa sổ giảm chấn, skylights, canopies | |
POLYTETRAFLUOROETHYLENE (PTFE) | 20–35 | 200–400 | 0.5 | vòng bi tự bôi trơn, dụng cụ nấu nướng chống dính | |
HETEROCHAIN | |||||
POLYETHYLENE TEREPHTHALATE (PET) | 50–75 | 50–300 | 2.4–3.1 | chai nươc suối, recording tape | |
POLYCARBONATE (PC) | 65–75 | 110–120 | 2.3–2.4 | đĩa compact, kính bảo hộ, đồ thể thao | |
POLYACETAL | 70 | 25–75 | 2.6–3.4 | vòng bi, bánh răng, vòi hoa sen, dây kéo | |
POLYETHERETHERKETONE (PEEK) | 70–105 | 30–150 | 3.9 | các bộ phận máy móc, ô tô và hàng không vũ trụ | |
POLYPHENYLENE SULFIDE (PPS) | 50–90 | 1–10 | 3.8–4.5 | bộ phận máy móc, đồ gia dụng, thiết bị điện | |
CELLULOSE DIACETATE | 15–65 | 6–70 | 1.5 | phim chụp ảnh | |
POLYCAPROLACTAM (NYLON 6) | 40–170 | 30–300 | 1.0–2.8 | vòng bi, ròng rọc, bánh răng | |
THERMOSETS* | |||||
HETEROCHAIN | |||||
POLYESTER (UNSATURATED) | 20–70 | <3 | 7–14 | vỏ thuyền, ô tô | |
EPOXIES | 35–140 | <4 | 14–30 | bảng mạch nhiều lớp, sàn, bộ phận máy bay | |
PHENOL FORMALDEHYDE | 50–125 | <1 | 8–23 | đầu nối điện, tay cầm thiết bị | |
UREA AND MELAMINE FORMALDEHYDE | 35–75 | <1 | 7.5 | mặt bàn, bộ đồ ăn | |
POLYURETHANE | 70 | 3–6 | 4 | foam mềm dẻo và cứng để bọc, cách nhiệt |